Wednesday, October 16, 2013

NỘI THẤT GIA ĐÌNH: Lựa chọn đồ nội thất hài hòa âm dương theo phong t...

 Khi lựa chọn đồ nội thất , bạn cần chú ý để đạt được sự hài hòa âm dương. Bài viết sau có những hướng dẫn tương đối chi tiết có thể áp dụng.
NỘI THẤT GIA ĐÌNH: Lựa chọn đồ nội thất hài hòa âm dương theo phong t...:

Sunday, September 29, 2013

Lựa chọn tầng nhà ở theo phong thủy

Mỗi một nguyên tố ngũ hành không tồn tại độc lập mà dựa vào nhau, chi phối lẫn nhau. Đây chính là quy luật tương sinh tương khác. Lựa chọn tầng nhà nên dựa vào tính tương sinh, tương trợ của ngũ hành.

Ngày nay khi các chung cư mọc lên như nấm, việc mua nhà tầng để ở, thuê văn phòng trong các chung cư, tòa nhà cũng vô cùng phổ biến. Trong phong thủy, nếu ngũ hành của tầng nhà tương sinh với mệnh của gia chủ thì cát tường, ngược lại thì không tốt cũng không xấu chứ không đến mức hung sát.

Ngũ hành của tầng nhà như sau:

Tầng 1 và 6 thuộc Thủy; tầng 2 và 7 thuộc Hỏa; tầng 3 và 8 thuộc Mộc; tầng 4 và 9 thuộc Kim; tầng 5 và 10 thuộc Thổ. Nếu số tầng lớn hơn 10 thì dựa vào phần đuôi đẻ tính, ví dụ: tầng 19 có số 9 thuộc Kim, vậy tầng 19 thuộc Kim.


Căn cứ vào năm sinh để xác định tầng nhà:

Người sinh năm Tý (cầm tinh con chuột) có ngũ hành thuộc Thủy: Hợp Kim (tầng 4 và 9), Thủy (tầng 1 và 6), bình thường Hỏa (tầng 2 và 7).

Người sinh năm Sửu (cầm tinh con trâu) có ngũ hành thuộc Thổ: Hợp Hỏa (tầng 2 và 7), Thổ (tầng 5 và 10), bình thường Thủy (tầng 1 và 6).

Người sinh năm Dần (cầm tinh con hổ) có ngũ hành thuộc Mộc: Hợp Thủy (tầng 1 và 6), Mộc (tầng 3 và 8), bình thường Thổ (tầng 5 và10).

Người sinh năm Mão (cầm tinh con mèo) có ngũ hành thuộc Mộc: Hợp Thủy (tầng 1 và 6), Mộc (tầng 3 và 8), bình thường Thổ (tầng 5 và 10).

Người sinh năm Thìn (cầm tinh con rồng) có ngũ hành thuộc Thổ: Hợp Hỏa (tầng 2 và 7), Thổ (tầng 5 và 10), bình thường Thủy (tầng 1 và 6).

Người sinh năm Tỵ (cầm tinh con rắn) có ngũ hành thuộc Hỏa: Hợp Mộc (tầng 3 và 8), Hỏa (tầng 2 và 7), bình thường Kim (tầng 4 và 9).


Người sinh năm Ngọ (cầm tinh con ngựa) có ngũ hành thuộc Hỏa: Hợp Mộc (tầng 3 và 8), Hỏa (tầng 2 và 7), bình thường Kim (tầng 4 và 9).

Người sinh năm Mùi (cầm tinh con dê) có ngũ hành thuộc Thổ: Hợp Hỏa (tầng 2 và 7), Thổ (tầng 5 và 10), bình thường Thủy (tầng 1 và 6).

Người sinh năm Thân (cầm tinh con khỉ) có ngũ hành thuộc Kim: Hợp Thổ (tầng 5 và10), Kim (tầng 4 và 9), bình thường Mộc (tầng 3 và 8).

Người sinh năm Dậu (cầm tinh con gà) có ngũ hành thuộc Kim: Hợp Thổ (tầng 5 và 10), Kim (tầng 4 và 9), bình thường Mộc (tầng 3 và 8).

Người sinh năm Tuất (cầm tinh con chó) có ngũ hành thuộc Thổ: Hợp Hỏa (tầng 2 và 7), Thổ (tầng 5 và 10), bình thường Thủy (tầng 1 và 6).

Người sinh năm Hợi (cầm tinh con lợn) có ngũ hành thuộc Thủy: Hợp Kim (tầng 4 và 9), Thủy (tầng 1 và 6), bình thường Hỏa (tầng 2 và 7).

Tuy nhiên mỗi nhà đều có nhiều người cầm tinh khác nhau, nên mệnh gia chủ là tính mệnh của người đứng tên căn nhà (thường là người đàn ông trong nhà) hoặc là người quản lý chi tiêu trong nhà (nếu không lấy theo người đứng tên).

Cách này khi chọn tầng văn phòng, lấy theo mệnh của người đứng đầu công ty (trên giấy tờ, hoặc là người quản lý trực tiếp ở vị trí cao nhất).

Tư vấn phong thủy khi chọn căn ở dự án Discovery Complex 302 Cầu Giấy

Phong thủy tòa nhà chung cư

Đặc trưng của chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau. Do vậy, các yếu tố phong thủy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà truyền thống nhưng vẫn có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt.

Xem thếNên xem chung cư như một ngôi nhà lớn có nhiều phòng, nhiều tầng. Ngôi nhà ấy cần có được các thuận lợi về phong thủy như hướng tốt, đón gió mát, tránh nắng gắt, có khoảng lùi tương xứng với đường giao thông để giảm Xung sát bên ngoài xâm nhập vào không gian căn hộ.
Cũng như những ngôi nhà độc lập, chung cư cần có khoảng Minh đường khoáng đạt phía trước, tốt nhất nên là một khu vực cây xanh, công viên nhỏ làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho cư dân, đồng thời là khoảng lùi, tạo tầm nhìn tốt cho người bên ngoài khi tiếp cận. 
(Hình mình họa: Chung cư mặt đường lớn thường không có Minh đường tốt)
Một chung cư có phong thủy tốt cũng nên có khoảng cách hài hòa giữa các khối nhà, cần tránh hình thành vùng Sơn xuyên (khe hẹp tạo gió hút do nhà cao tầng làm quá gần nhau).

Chọn hướng nhàHướng của chung cư là hướng thẳng góc với mặt cửa ra vào chính của chung cư, các lối giao tiếp khác được coi là hướng phụ. 
Chung cư có mặt dài quay về hướng nam hoặc lân cận nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định (mặt phía bắc). Các cạnh ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp giảm thiểu những căn hộ bên trong chịu ảnh hưởng nắng tây và gió nóng. 
Đối với những chung cư bị phơi mặt dài ra hướng đông tây, cần có giải pháp che nắng như tạo hành lang hay lam che nắng. Khi các dãy chung cư nằm kề nhau cần chú ý đến độ lệch của các khối nhà để không cản gió và che khuất tầm nhìn. Căn hộ tốt là căn hộ có cửa sổ các phòng quay mặt ra hướng tốt, có những điều kiện sinh môi hợp gia chủ. Những chung cư cũ dùng kiểu hành lang giữa kéo dài thường rất hay bị tối tăm và gió lùa.
Các mặt nhà phải chịu nắng trực tiếp chiều mùa hè
(Minh họa: Các mặt nhà bị nắng chiếu trực tiếp nhiều hơn mặt mát)
Chú ý cửa sổ của các căn hộ không nên nhìn vào cửa sổ căn hộ khác (tầm nhìn xuyên thấu và gió lùa xuyên phòng) mà nên bố trí nhìn được ra cảnh quan bên ngoài.
(Minh họa: Các căn hộ mặt trong có tầm nhìn xuyên thấu)
Chọn theo nhân khẩu trạch mệnh
Tầm nhìn cũng là một phần quan trọng khi chọn .
Khi chọn mua căn hộ chung cư, các yếu tố cần quan tâm là sự thông thoáng, tầm nhìn, tiện ích… sau đó tùy theo nhân khẩu mỗi gia đình mà phân bổ phòng ốc hợp với đặc tính và mệnh trạch của các thành viên cư trú. Thông thường, diện tích căn hộ không rộng rãi để làm nhiều phòng riêng như nhà phố, do đó mỗi căn hộ cần tận dụng tối đa các diện tích chung (như phòng khách, bếp có thể kết hợp thành không gian ăn – sinh hoạt chung – giải trí…). Trường khí của căn hộ được quyết định bởi các không gian chung này.
(Không gian chung tận dụng tối đa diện tích )

Sau không gian chung (Động – Dương), cần bố trí tiếp đến các không gian riêng (Tĩnh – Âm) trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương và tránh ngăn chia quá nhiều gây ngột ngạt.
(Minh họa: Căn hộ bố trí cân bằng âm dương)

Tránh khiếm khuyết
Thứ nhất là Trực xung cầu thang – hành lang. Cửa chính của căn hộ nằm cuối hành lang hoặc miệng cầu thang đổ vào sẽ thường bị gió lùa mạnh. Thứ hai là Trực xung do đường bên ngoài, căn hộ ở tầng thấp mà kế trục đường giao thông sẽ bị nhân Hung khí và ồn ào. Thứ ba là Trực xung đối môn, cửa chính của hai căn hộ gần và trực diện nhau khiến nhà này bước ra đụng nhà kia. Trong các trường hợp vừa nêu, giải pháp khắc phục là bố trí bình phong bên trong (có thể là chậu cây, vách kính…) để ngăn gió lùa, giảm Trực xung mà không phải đảo cửa, phá vỡ kết cấu chung.
Nếu căn hộ bị khiếm khuyết như vát góc, cột lớn lọt vào phòng… thì cách giải quyết dựa trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương – Hình Thể. Các góc phòng bị thiếu thì nên dùng đồ vật hoặc gương soi để bù lại. Kết hợp dùng tủ kệ, hồ cảnh hay chậu cây giúp che chắn cũng như tạo cân bằng Khí tốt.

Tạo lập trường chung và riêng
Nhà chung cư thường được tính diện tích khá sát theo tiêu chuẩn nhân khẩu sử dụng, do đó bài trí nội thất phải tận dụng các không gian đa năng để giảm thiểu việc ngăn chia manh mún. Chính các không gian chung – đa năng sẽ quyết định Trường khí toàn căn hộ có tốt hay không. Khởi đầu từ Trung cung của căn hộ, xem theo cấp độ Môn – Táo – Chủ, thứ tự ưu tiên để bài trí căn hộ, bắt đầu là cửa chính – bếp rồi đến chỗ ngủ và làm việc của chủ nhân. 
Phần Môn ở chung cư thường là cố định, Táo cũng xác lập vị sẵn, có thể xoay hướng bếp. Còn lại phần Chủ là có thể chỉnh sửa theo trạch mệnh của gia chủ để đón nhận được sinh khí và giảm các tác nhân gây hại từ bên ngoài. 
Giường nằm và bàn làm việc chủ nhân nên đặt ở vị trí quay về các hướng tốt để đón dương quang và gió lành.







(Minh họa: Phòng ngủ đón ánh sáng tốt)